Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của ngành bột mì. Hiện nay trên địa bàn Tây Ninh có hàng trăm nhà máy chế biến tinh bột khoai mì lớn nhỏ. Bao nhiêu năm qua ngành này đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh nhà từ việc nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, Tạo đầu ra thông thoáng cho người dân trồng mì …
Với nhiều đóng góp như vậy tuy nhiên ngành này đang nằm trong diện hạn chế đầu tư cả về đầu tư mới lẫn nâng công suất chế biến với nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường từ các chất thải bao gồm nước thải và bã thải.
Trong những năm gần đây việc phát triển đầu tư hệ thống biogaz đã giảm thiểu phần nào nạn ô nhiễm và đem lại lợi ích rất lớn từ việc sử dụng nguồn nhiệt Biogaz trong công nghệ Sấy sản phẩm.
Tuy vậy vấn đề còn lại của ngành mì hiện nay cần giải quyết cấp bách đó là lượng bã thải. Trong khoai mì lượng bã thải chiếm 10% khối lượng củ tươi. Có nghĩa với một nhà máy có công suất 80 tấn bột/ngày thì hàng ngày sẽ thải ra khoảng 30 tấn bã khô tương đương hàng trăm tấn bã ướt.
Để xử lý lượng bã khổng lồ này các nhà máy cần huy động một lượng công nhân lớn để Bốc vác, vận chuyển và phơi trên những sân phơi lớn.
Hệ luỵ của cách làm này vẫn là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Xác mì được phơi trên những cánh đồng lớn với thời gian dài ( 10 – 15 ngày ) chính là điều kiện tốt cho việc sinh sôi nãy nở của các loại côn trùng có hại như ruồi, ve, bọ … cùng với nó là mùi hôi bốc lên do quá trình lên men của tinh bột còn xót lại.
Kế tiếp phải kể đến đó là sự dãi dầu nắng gió của người lao động trên sân phơi làm việc trong điều kiện ô nhiễm. Bên cạnh đó là thực trạng ngàn càng khan hiếm lao động ở nông thôn
Trời nắng là vậy khi mua mưa đến mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bã khoai mì sau khi phơi khô có một giá trị tương cao trong việc chế biến thức ăn gia súc với hàm lượng lớn các chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của động vật làm việc tốt.
Để giải quyết vấn đề này và cung cấp cho ngành mì một công nghệ khép kín thì giải pháp kỹ thuật đặt ra là Sấy.
Cũng đã có không ít các đề tài nghiên cứu khoa học và các đơn vị kỹ thuật nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa số đều không thành công. Bởi một lẽ các nhà khoa học lý thuyết họ không từng dãi nắng dầm mưa cùng nông dân, họ không thể hiểu hết bản chất của bã mì, họ đánh đồng bã mì với bùn nhão mà họ không biết rằng bã mì là bã mì mà không thể là bất cứ một thứ gì khác.
Không ai có thể hiểu bã mì sâu sắc bằng chính người phơi bã hàng ngày trên sân. Họ hiểu rằng bã ướt thì cần phải trải ra sao, bã ráo một nắng thì đảo như thế nào, 2 nắng thì như thế nào …
Và chúng tôi - đã đúc kết những kinh nghiệm đó cùng với việc thử nghiệm nhiều lần để tìm ra một giải pháp sấy hoàn hảo sau nhiều ngày nghiên cứu trên những sân phơi. Phương pháp sấy được chọn là phương pháp sấy trên băng tải nhiều tầng.
Nhiên liệu sấy bã được sử dụng chính là nguồn khí dư từ hệ thống biogaz mà thường được xả bỏ để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Với giải pháp sấy này chúng tôi đảm bảo việc giữ trọn điều kiện tự nhiên của sân phơi từ nhiệt độ, tốc độ thoát hơi bề mặt, cách đảo trộn của người phơi. Ngoài ra sản phẩm còn được ép viên tạo độ đồng đều về kích thước và độ ẩm của sản phẩm. Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vì vậy sản phẩm sấy có một độ tương đồng nhất định so với sản phẩm phơi như : Độ xốp, độ keo, không bị cháy sém, không bị hồ hoá bề mặt …
Cám ơn sự quan tâm và trân trọng giới thiệu máy sấy xác mì kiểu băng tải nhiều tầng !
máy sấy xác mì , bã sắn , lò sấy , hệ thống , dây chuyền , thiết bị sấy , công nghệ , sấy xác mì viên sấy băng tải , sấy nhiệt thấp ,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét