Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

An Giang: Xuất khẩu vỏ thơm sang Hàn Quốc, Nhật Bản


Thứ tư, 10/12/2008, 13:58 (GMT+7)
(SGGP 12G).- Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco) vừa ký được hợp đồng thương mại xuất khẩu sản phẩm vỏ thơm ủ chua với khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhờ vậy, Công ty Antesco tiết kiệm chi phí vận chuyển chất thải 700 triệu đồng và thu thêm 70.000 USD/năm.

Để nâng cao chất lượng vỏ thơm xuất khẩu, hiện Antesco đang xây thêm nhà xưởng, đầu tư hệ thống sấy để sản xuất thức ăn gia súc bằng vỏ thơm với dạng viên, giá trị cao gấp 2 lần dạng thô  tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Dự kiến cuối tháng 12 hệ thống này sẽ đi vào hoạt động.

Sản xuất vật liệu Xây dựng từ rác thải nhựa

Do những tiện ích và thói quen tiêu dùng nên các sản phẩm nhựa, đặc biệt là các bao bì nhựa đã và đang được dùng ngày càng nhiều. Điều đó dẫn đến lượng nhựa phế thải trong rác thải ngày càng lớn gây nên những sức ép lớn về môi trường. Để góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tận dụng phế thải phục vụ sản xuất, vừa qua Viện Vật liệu Xây dựng VLXD đã đạt được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong nghiên cứu tái chế nhựa phế thải làm VLXD.



Viện VLXD - Bộ Xây dựng trong nhiều năm qua đã rất chú trọng nghiên cứu tái chế các loại phế thải công nghiệp để sản xuất VLXD như việc nghiên cứu sử dụng thành công dịch kiềm đen, một trong những phế thải của các nhà máy giấy để sản xuất phụ gia dẻo hoá cho bê tông hoặc nghiên cứu sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, luyện thép để làm phụ gia cho xi măng. Gần đây Viện được giao chủ trì thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế: Điều tra khảo sát và đề xuất công nghệ sử dụng nhựa phế thải để sản xuất VLXD. Từ kết quả nghiên cứu định hướng này đã hình thành nên các nhiệm vụ nghiên cứu cao hơn, đó là: Nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng điểm cấp nhà nước Công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nilon và chất thải hữu cơ; đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp ngành Nghiên cứu công nghệ tái chế nhựa PET để sản xuất một số chế phẩm xây dựng.

Đến nay các nhiệm vụ này đã cơ bản hoàn thành với các kết quả bước đầu hết sức khả quan.

Xây dựng các công nghệ xử lý rác thải nhựa.

Các kết quả điều tra năm 2002 cho thấy lượng nhựa phế thải trong rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội là khá cao từ 7 đến 8%, trong đó chủ yếu là các bao bì bằng nilon thực chất là LDPE.

Nếu tính lượng rác thải phát sinh trung bình của Hà Nội là 18.000 tấn/ngày thì mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng trên 120 tấn nhựa phế thải. Lượng nhựa phế thải này nếu được thu gom, phân loại, xử lý, tái chế thì sẽ là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất một khối lượng lớn VLXD.

Các công nghệ xử lý rác thải nilon được chúng tôi nghiên cứu bao gồm các công đoạn sau:

a. Thu gom phân loại: Công nghệ thu gom rác thải nhựa mà Viện đề xuất là công nghệ thu gom, phân loại tại nguồn: Từ các gia đình và nguồn phát thải, nhựa phế thải đã sơ bộ được tách ra khỏi các thành phần hữu cơ, sau đó được thu gom riêng biệt để phân loại tiếp tục thành nhựa phế liệu. Ngoài ra, rác thải nilon còn được tách ra từ rác thải sinh hoạt bằng các công nghệ tách loại của dây chuyền sản xuất phân bón. Đây là cách thu gom khả thi nhất để sản xuất VLXD. Nhóm dự án đã thực hiện xử lý, tái chế hàng chục tấn nilon phế thải từ dây chuyền sản xuất phân bón tại Cầu Diễn của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội.

b.    Xay rửa: Việc xay rửa nhằm mục đích giảm thể tích của nhựa phế thải và loại bỏ các tạp chất bẩn là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xử lý rác thải nilon. Viện đã chế tạo được thiết bị xay và rửa rác thải nilon để xử lý thành nguyên liệu cho việc đùn ép gia công sản phẩm nhựa sau này.

c.    Sấy: Công nghệ sấy rác thải nilon phải đáp ứng được yêu cầu làm khô gần như tuyệt đối rác nilon sau khi rửa. Có thể áp dụng các kỹ thuật sấy thông thường như sấy thùng quay, sấy chân không, sấy băng tải, sấy tầng sôi… Chúng tôi chọn công nghệ sấy tầng sôi để sấy nilon phế thải vì tính hiệu quả, liên tục và năng suất sấy cao [2].

Nghiên cứu chế tạo VLXD từ rác thải nilon.

Từ việc nghiên cứu định hướng các loại VLXD làm từ nhựa phế thải, chúng tôi thấy rằng sản phẩm VLXD thông dụng nhất là ván ép nhựa. Ván ép nhựa thông thường có các loại chính sau [3]: Ván nhựa một thành phần như ván PVC, ván HDPE, ván PS…; ván nhựa hỗn hợp gồm nhiều loại nhựa khác nhau; ván composite thành phần gồm hỗn hợp nhựa, sợi gia cường….

Trong thực tế rác thải nilon bao gồm tất cả các loại nhựa có trong rác thải đó là hỗn hợp của LDPE, HDPE, PP, PVC,… với thành phần và tỷ lệ luôn thay đổi.

Tất nhiên các tính chất cơ học của ván ép nhựa phụ thuộc nhiều vào cấp phối nguyên liệu để chế tạo nên chúng, vào chế độ gia công. Chúng tôi đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu các cấp phối và kết quả đã chế tạo được các sản phẩm ván ép tương đương với sản phẩm ván ép từ nhựa phế thải của nước ngoài. Với các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chúng tôi có thể lựa chọn cấp phối hợp lý tuỳ theo mục đích sử dụng và tính kinh tế của mỗi loại sản phẩm ván ép để tiến hành sản xuất ở quy mô lớn hơn.

Các tính chất khác của ván ép từ nhựa phế thải như độ bền trong các môi trường thời tiết khác nhau, độ an toàn cho sức khỏe của con người đang được tiếp tục nghiên cứu với các kết quả ban đầu rất khả quan.

Qua các kết quả nghiên cứu định hướng tái chế nhựa phế thải, chúng tôi nhận thấy rằng việc tái chế rác thải nilon làm ván ép là hình thức tái chế khả quan nhất. Sau đó từ ván ép người ta có thể chế tạo các loại VLXD khác nhau như: Ván cốp pha, ván sàn, ván tường, ván trần, các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt và các sản phẩm thay thế gỗ khác.

Qua các kết quả nghiên cứu và tham khảo công nghệ của nước ngoài, chúng tôi lựa chọn công nghệ tái chế rác thải nilon để sản xuất VLXD theo sơ đồ ở hình 1.

Theo công nghệ trên, chúng tôi đã chế tạo các thiết bị xử lý, tái chế rác thải nilon để sản xuất VLXD ở qui mô Pilot công suất xử lý tái chế khoảng 50 kg/h. Hệ thống thiết bị này hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động tại Xưởng thực nghiệm của Viện VLXD để hoàn thiện các thông số của công nghệ.

Xây dựng công nghệ tái chế nhựa PET phế thải thành nhựa polyester không no để chế tạo vật liệu composite.


Ghế ngồi làm từ nhựa PET phế thải

Nhựa PET đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như các chai đựng nước uống, chai đựng dầu ăn, nước mắm và hàng loạt bao bì khác. Theo các số liệu sơ bộ thì hiện nay mỗi năm nước ta sản xuất và tiêu dùng khoảng 2 tỷ chai nhựa PET tương đương khoảng 120.000 tấn/năm. Lượng nhựa PET phế thải hiện nay vẫn được thu gom xuất sang Trung Quốc với khối lượng mỗi năm hàng nghìn tấn. Từ năm 2001, Viện VLXD đã có những nghiên cứu thăm dò tái chế nhựa PET phế thải để sản xuất nhựa polyester không no dùng cho chế tạo vật liệu Polymer composite đang có nhu cầu rất lớn hiện nay trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, đánh bắt hải sản, bưu chính viễn thông….

Sơ đồ công nghệ tái chế nhựa PET phế thải thành vật liệu composite được mô tả trong hình 2.

Hiện nay với kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu công nghệ tái chế nhựa PET phế thải để sản xuất một số chế phẩm xây dựng, Viện VLXD đã chế tạo được hệ thống thiết bị ở quy mô Pilot có thể sản xuất mỗi mẻ 100 kg nhựa UPE. Sản phẩm có chất lượng cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài hiện nay đang bán tại Việt Nam ETERES - 2504 của Đài Loan với giá thành rẻ hơn 20% . Nhựa UPE từ nhựa PET phế thải đang được thử nghiệm làm vật liệu composite như ca nô, ghế ngồi cho sân thể thao, pano cửa bồn nước.

Qua các kết quả nghiên cứu tái chế nhựa để sản xuất VLXD của Viện VLXD chúng tôi thấy rằng, nếu được đầu tư nghiên cứu thì những phế thải đang gây bức xúc nhất hiện nay như rác thải nilon có thể tái chế thành những sản phẩm có ích cho xã hội, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm tài nguyên. Đặc biệt chúng ta có thể sản xuất ra các loại vật liệu chịu nước bền, nhẹ cho nhu cầu VLXD ở những vùng thường xuyên ngập lụt. Tất nhiên đây chỉ là những kết quả ban đầu, để những công nghệ này thực sự đi vào cuộc sống thì còn phải tiếp tục hoàn thiện và đặc biệt cần có sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí cũng như cơ chế chính sách nhằm khuyến khích cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực này.


Nguồn tin: http:// www.tchdkh.org.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Sấy xác mì, sấy bã sắn trên băng tải và công nghệ nhiệt thấp

Quy trình sấy Bã mì ( Sấy bã sắn )  được thiết kế bao gồm một phễu chứa, máy ép viên, buồng sấy, lò cấp nhiệt, băng tải đóng bao. trong đó buồng sấy được thiết kế theo kiểu băng tải nhiều tầng

























Xác mì sau khi sấy đạt độ ẩm, độ xốp, độ keo, không bị cháy sém, không bị hồ hoá bề mặt, độ trắng sự đồng đều sản phẩm, không mốc ...,  Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.




 Thiết bị sấy sử dụng kiểu băng tải nhiều tầng, ứng dụng công nghệ sấy nhiệt thấp. Diện tích lắp đặt nhỏ gọn, công suất sấy cao, không cần nhiều nhân lực. Nguồn nhiên liệu sử dụng tùy theo yêu cầu phía khách hàng : củi, gaz, trấu, dầu ... Chế tạo trong nước dễ thay thế, bảo dường, bảo hành tại chỗ thời gian 12 tháng.

Giá thành lắp đặt tùy thuộc vào công suất yêu cầu, công suất sấy từ 0.5 - 5 tấn/h . Phục vụ trên cả nước và quốc gia lân cận. 

tag: máy sấy xác mì , bã sắn  , lò sấy , hệ thống , dây chuyền , thiết bị sấy , công nghệ , sấy xác mì viên sấy băng tải , sấy nhiệt thấp ,

Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời vào sấy nông sản, thực phẩm

 Thiên Nam vừa tiến hành chế tạo thành công và kiểm tra kết quả thu nhiệt của bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời chuyên sử dụng cho lĩnh vực sấy nông sản, thực phẩm, thủy hải sản.




  Đây sẽ là một bước chuyển mới cho việc sử dụng năng lượng mặt trời vào thiết bị sấy nông sản. Nâng thêm độ < Xanh > cho công nghệ sấy nông sản, thực phẩm của Thiên Nam.



Bộ thu nhiệt modul 1m2



Kết quả đo được cao nhất có khi đến 49oC tốc độ gió qua trao đổi nhiệt là 10 m/s, Kết quả này cho thấy m2 thu nhiệt tương đương 300 - 800 Wh phụ thuộc vào độ năng và thời điểm đo trong ngày.


Nguồn : www.thiennamvn.com

Xử lý vấn nạn lục bình

 Chỉ cần tìm ông Gu gồ hỏi một câu < vấn nạn từ lục bình > thì có thể thấy ngay những gì lục bình đã và đang gây khó khăn cho các dòng sông nam bộ.

 
Hình ảnh hoa lục bình đã đi vào biết bao nhiêu câu hát của người dân nam bộ

Lục bình là một loại thủy sinh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong những năm gần đây có thể nói lục bình đang là vấn nhức nhối của chính quyền địa phương các tỉnh nam bộ, lục bình làm tắc nghẽn việc lưu thông đường thủy trong mùa sinh trưởng, Chúng phát triển nhanh, kết bè tạo thành những <tảng băng xanh> to trôi trên sông.

 

Và cũng chính lục bình đã gây không ít phiền toái cho người dân khi chúng phát triển quá nhanh.

Chúng ta cũng không phủ nhận tác dụng tốt của lục bình, khi sống lục bình có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ môi trường nước đó là việc thanh lọc ô nhiễm nguồn nước nhờ vào khả năng hấp thụ các kim loại nặng như : Chì, Thủy ngân … và cũng chính vì thế thời gian gần đây chúng càng phát triển mạnh là do sự ô nhiễm ngày càng tăng của các con sông.

Đã có biết bao nhiêu giải pháp nhằm khai thác và giảm thiểu vấn nạn của lục bình như việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ dùng nguyên liệu chính là thân lục bình tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao để xuất khẩu. tuy vậy ngành này cũng khá kén chọn và chỉ có những loại thân dài mới được sử dụng.

 

Những chiếc giỏ xinh xinh được làm từ lục bình đã đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ trong những năm qua.

Tiếp theo là hàng loạt các biện pháp khác như : làm biogaz, làm giá thể trồng nấm hoặc phân vi sinh … vì tính năng hấp thụ cao thân và rễ lục bình thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

 
Biogaz từ lục bình


Nấm rơm trồng trên lục bình ( đáng lẽ phải gọi là nấm lục bình )

Lợi ích là vậy nhưng điều khó khăn nhất hiện nay có lẽ là khâu trục vớt và sơ chế và không ít địa phương cũng như các doanh nghiệp đang đau đầu vì điều này. Đa số ở Việt Nam việc trục vớt thường dùng là thủ công. Đã có nhiều đơn vị nghiên cứu việc chế tạo những thiết bị trục vớt tuy vậy cũng chưa thật sự thành công, tiếp theo đó thì khâu sơ chế hầu như chưa có giải pháp.

 
Vớt lục bình bằng thủ công

Vớt bằng cơ giới

Vớt bằng tàu chuyên dụng tại Trung Quốc

Vớt bằng băng tải tại Việt Nam

Hiện nay Thiên Nam đã hoàn thiện xong quy trình sấy chuyên dùng cho lục bình, góp phần trong việc giải quyết vấn nạn trên sông.

Sản phẩm đầu ra sẽ là lục bình khô có thể cung cấp cho các đơn vị trồng nấm hoặc sử dụng làm phân vi sinh.

 

Lục bình đã được sấy khô bởi Thiên Nam ( sản phẩm thí nghiệm)

 
Thân lục bình say nhuyễn dùng xuất khẩu


Sấy xác mì cơ hội đầu tư còn bỏ ngõ

 Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của ngành bột mì. Hiện nay trên địa bàn Tây Ninh có hàng trăm nhà máy chế biến tinh bột khoai mì lớn nhỏ. Bao nhiêu năm qua ngành này đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh nhà từ việc nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, Tạo đầu ra thông thoáng cho người dân trồng mì …  

 

Với nhiều đóng góp như vậy tuy nhiên ngành này đang nằm trong diện hạn chế đầu tư cả về đầu tư mới lẫn nâng công suất chế biến với nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường từ các chất thải bao gồm nước thải và bã thải.



Trong những năm gần đây việc phát triển đầu tư hệ thống biogaz đã giảm thiểu phần nào nạn ô nhiễm và đem lại lợi ích rất lớn từ việc sử dụng nguồn nhiệt Biogaz trong công nghệ Sấy sản phẩm.


Tuy vậy vấn đề còn lại của ngành mì hiện nay cần giải quyết cấp bách đó là lượng bã thải. Trong khoai mì lượng bã thải chiếm 10% khối lượng củ tươi. Có nghĩa với một nhà máy có công suất 80 tấn bột/ngày thì hàng ngày sẽ thải ra khoảng 30 tấn bã khô tương đương hàng trăm tấn bã ướt.
Để xử lý lượng bã khổng lồ này các nhà máy cần huy động một lượng công nhân lớn để Bốc vác, vận chuyển và phơi trên những sân phơi lớn.

 
 
Hệ luỵ của cách làm này vẫn là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Xác mì được phơi trên những cánh đồng lớn với thời gian dài ( 10 – 15 ngày ) chính là điều kiện tốt cho việc sinh sôi nãy nở của các loại côn trùng có hại như ruồi, ve, bọ … cùng với nó là mùi hôi bốc lên do quá trình lên men của tinh bột còn xót lại.

 



Kế tiếp phải kể đến đó là sự dãi dầu nắng gió của người lao động trên sân phơi làm việc trong điều kiện ô nhiễm. Bên cạnh đó là thực trạng ngàn càng khan hiếm lao động ở nông thôn


Trời nắng là vậy khi mua mưa đến mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn.


Bã khoai mì sau khi phơi khô có một giá trị tương cao trong việc chế biến thức ăn gia súc với hàm lượng lớn các chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của động vật làm việc tốt.
 Để giải quyết vấn đề này và cung cấp cho ngành mì một công nghệ khép kín thì giải pháp kỹ thuật đặt ra là Sấy.


Cũng đã có không ít các đề tài nghiên cứu khoa học và các đơn vị kỹ thuật nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa số đều không thành công. Bởi một lẽ các nhà khoa học lý thuyết họ không từng dãi nắng dầm mưa cùng nông dân, họ không thể hiểu hết bản chất của bã mì, họ đánh đồng bã mì với bùn nhão mà họ không biết rằng bã mì là bã mì mà không thể là bất cứ một thứ gì khác.

Không ai có thể hiểu bã mì sâu sắc bằng chính người phơi bã hàng ngày trên sân. Họ hiểu rằng bã ướt thì cần phải trải ra sao, bã ráo một nắng thì đảo như thế nào, 2 nắng thì như thế nào …

Và chúng tôi - đã đúc kết những kinh nghiệm đó cùng với việc thử nghiệm nhiều lần để tìm ra một giải pháp sấy hoàn hảo sau nhiều ngày nghiên cứu trên những sân phơi. Phương pháp sấy được chọn là  phương pháp sấy trên băng tải nhiều tầng.



Nhiên liệu sấy bã được sử dụng chính là nguồn khí dư từ hệ thống biogaz mà thường được xả bỏ để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

 Với giải pháp sấy này chúng tôi đảm bảo việc giữ trọn điều kiện tự nhiên của sân phơi từ nhiệt độ, tốc độ thoát hơi bề mặt, cách đảo trộn của người phơi. Ngoài ra sản phẩm còn được ép viên tạo độ đồng đều về kích thước và độ ẩm của sản phẩm. Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.


Vì vậy sản phẩm sấy có một độ tương đồng nhất định so với sản phẩm phơi như : Độ xốp, độ keo, không bị cháy sém, không bị hồ hoá bề mặt …

Cám ơn sự quan tâm và trân trọng giới thiệu máy sấy xác mì kiểu băng tải nhiều tầng !

máy sấy xác mì , bã sắn  , lò sấy , hệ thống , dây chuyền , thiết bị sấy , công nghệ , sấy xác mì viên sấy băng tải , sấy nhiệt thấp , 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Lò đốt rác ông Kiên: Nông dân nói lại nhà khoa học

 - “Nếu như nói tôi là kẻ ba hoa nói dối, có lẽ cả bộ khoa học cũng đang giả dối bởi chính bộ này đã đến tận nơi kiểm chứng sản phẩm”


Lò đốt rác sinh nhiệt được ông Kiên xây dựng cho nhà máy giấy Phúc Kiến tại Khu công nghiệp Thái Hiệp Hưng, Thái Bình với chiều cao lò hơn 2m

Sau khi loạt bài về lò đốt rác phát điện của ông Bùi Khắc Kiên được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi của các tiến sỹ, các nhà khoa học của nhiều ngành cho rằng sản phẩm này chỉ là một sự khoác lác, không đáng tin.
Rất nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng sản phẩm của ông Kiên không thể gọi là sáng chế được, chỉ có thể được coi là một giải pháp tình thế, một sự mày mò chưa đến đầu đến cuối và sai hoàn toàn những kiến thức cơ bản.
Tiêu biểu trong đó có các vấn đề về nguyên liệu đốt là rơm rác không thể cho nhiệt độ quá 1.000 độ C. Tiếp đến là không có khả năng khử khói bụi, gây ô nhiễm môi trường. Và sau đó là khả năng phát điện không ổn định, gây mất an toàn từ điện thế tạo ra…
Mang những phản biện của các tiến sỹ này đến ông Bùi Khắc Kiên để tìm kiếm lời lý giải, người nông dân này bật cười và đưa ra quan điểm của mình.
Ông chia sẻ: “Trước hết là những thứ mà các vị khoa học ấy, thậm chí là cả phóng viên các báo, đài, rồi người nước ngoài nhìn thấy ở vườn nhà tôi chỉ là một phiên bản sơ khai của công nghệ này. Nó là chiếc thứ hai tôi chế tạo, trong khi sau đó tôi đã chế tạo hơn mười chiếc cho một số doanh nghiệp, mỗi lần chế tạo là một lần tích lũy kinh nghiệm. Nói thật, các ông ấy không theo sát tiến trình của tôi thì không hiểu được, huống hồ chỉ nhìn qua mấy thứ sơ khai mà cho rằng tôi nói láo?”
Ông Bùi Khắc Kiên trao đổi với phóng viên tại nhà riêng xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Ông Bùi Khắc Kiên trao đổi với phóng viên tại nhà riêng xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Người nông dân này chia sẻ thêm: “Tôi không muốn tranh cãi với các vị ấy làm gì, tôi làm bằng tiền của tôi, công sức, trí tuệ của tôi. Nếu nó có thành quả thực sự thì lúc ấy tôi hưởng, chẳng mất gì của ai. Thêm nữa là sáng chế của tôi nó phù hợp với Việt Nam, nó tiết kiệm được rất nhiều thứ. Quan trọng là phải tiết kiệm, đất nước ta lãng phí quá nhiều rồi, cái gì cũng chi tiền mà không thành công thì nhà nước ta khổ quá.”
Khi phóng viên bày tỏ việc mong ông Kiên đưa ra những ý kiến phản biện lại lập luận của các nhà khoa học, người nông dân này lý giải: “Tôi không quan tâm tới việc đó, hãy để thực tế chứng minh mọi việc. Nhưng nếu nói tôi là kẻ ba hoa nói dối, thì không đúng?
Bởi lẽ chỉ với chiếc lò đốt thứ hai do tôi tạo ra, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã về đo đạc kiểm tra hồi giữa năm 2012, theo đó cho ra kết quả rất an toàn với môi trường. Tôi vẫn giữ biên bản làm việc của ngày hôm đó. Đấy còn là bản chưa cải tiến, chứ đến bây giờ thì đã tốt hơn rất nhiều rồi.”
Báo cáo của đoàn công tác trong ngày làm việc 10/8/2012 gửi tới ông Bùi Khắc Kiên
Báo cáo của đoàn công tác trong ngày làm việc 10/8/2012 gửi tới ông Bùi Khắc Kiên
Theo báo cáo của công tác này, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam đã đo 5 điểm và chỉ trong mấy tiếng đốt lò của buổi sáng hôm thử nghiệm tháng 8/2012 đã cho kết quả như sau: Tại Nhiệt độ cửa nhập nguyên liệu cho nhiệt độ trung bình là 631,85 độ C, tại nhiệt độ trên thân lò 30 cm cho nhiệt độ trung bình là 902,57 độ C.
Còn về chỉ số mẫu khí đều đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, lượng bụi của ông Kiên là 160mg/Nm3, còn tiêu chuẩn VN là 150mg/Nm3 (vượt chuẩn không đáng kể). Chỉ số CO của ông Kiên là 324mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 300mg/Nm3 (vượt chuẩn không đáng kể).
Chỉ số SO2 của ông Kiên là 110 mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 300mg/Nm3, NO2 của ông Kiên là 130mg/Nm3 còn tiêu chuẩn VN là 500mg/Nm3. Đây là những con số rất đáng thuyết phục cho lò đốt rác của người nông dân này.
Điều đáng chú ý là trong lần thử nghiệm này, đoàn công tác đã yêu cầu dỡ bỏ van xả hơi nước với đường kính 50mm, và thân lò đốt sơ khải bảo ôn chưa tốt, nhiệt độ ngoài trời là 26,5 độ C. Theo đánh giá của một chuyên gia trong đoàn công tác này, khi lắp van xả hơi nước này vào nồi hơi, nhiệt độ có thể còn tăng lên rất cao.

Ông Kiên cũng thành thật tâm sự: “Nói thật với mọi người, tôi chỉ là một ông nông dân, có những thứ tôi nghĩ ra được và làm được, nhưng có những thứ nghĩ ra được mà lực bất tòng tâm, trong khi các nhà khoa học đó có điều kiện hơn tôi rất nhiều.
Tôi muốn nhận được sự giúp đỡ hơn là những chỉ trích như thế. Người ta làm cái ô tô cũng phải qua bao nhiêu thế hệ mới được như ngày hôm nay, vì thế tôi đang đi từng bước, không thể nào bắt tôi chạy ngay được trong khi bản thân tôi không có sức, không có tiềm lực kinh tế như các vị ấy.”
Được biết, ông Kiên đã từng xây dựng cho nhà máy giấy Phúc Kiến tại Khu công nghiệp Thái Hiệp Hưng, Thái Bình 03 “lò đốt thu nhiệt” để lấy hơi nước nóng seo giấy với đường kính lò là 1,35m. Lò đốt này hoạt động tốt, giải được khó khăn cho doanh nghiệp và với chi phí chỉ 25 triệu/lò, trong khi doanh nghiệp đã từng sử dụng công nghệ nhập của Trung Quốc mà không thành công, tốn kém.
Chiều 1/8/2014, báo Đất Việt được tin Bộ KHCN đã tổ chức cuộc họp trao đổi về vấn đề xem xét mô hình "tàu ngầm Trường Sa 01" của ông Nguyễn Quốc Hòa - cụm công nghiệp Phong Phú, TP Thái Bình" và mô hình "Lò đốt rác phát điện" của ông Bùi Khắc Kiên tại xã Thái Giang, huyện Thái Thụy.
Thành phần tham dự gồm có đại diện một số đơn vị chức năng liên quan của Bộ KH&CN, đại diện Vụ Khoa giáo - Văn xã (Văn phòng Chính phủ), Sở KH&CN tỉnh Thái Bình, đại diện ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo nguồn tin của báo Đất Việt, với mô hình lò đốt rác phát điện, qua cuộc họp đã đi đến nhận định: "Lò đốt đã được đăng ký sáng chế; cần hạn chế là phần tuabin và phát điện."
Minh Tú ( theo baodatviet.vn )

Bếp đốt rác thải

Dựa theo công nghệ đốt đang áp dụng cho buồng đốt lò sấy, Thiên Nam sẽ phát triển một dòng sản phẩm bếp đốt độc lập theo công nghệ đốt dư ôxy để phục vụ cho việc đốt rác thải, hoặc bếp đốt công nghiệp phục vụ cho việc khác ngoài sấy.


Nhiệt độ bếp đốt có thể đạt được 800 - 1000 oC.